Ưu nhược điểm của phương pháp đúc áp lực nhôm, thép
Phương pháp đúc áp lực nhôm, thép được áp dụng khi cần sản xuất các vật liệu kim loại có hình dạng phức tạp, sau khi rót kim loại lỏng vào khuôn đúc áp lực thì dòng chảy sẽ được làm đông cứng dưới tác dụng của áp lực cao hoặc áp lực thấp.
Đúc áp lực thấp bằng cách hút chân không trong lòng khuôn mẫu sẽ làm tăng thời gian đông đặc làm cứng kim loại. Đức áp lực cao là dùng lực ép bằng khuôn ép từ lực pit tông để nén.
Quy trình đúc áp lực bao gồm lò luyện kim, vật liệu đúc, máy đúc khuôn áp lực và khuôn đúc.
Xem thêm: 5 giai đoạn chính trong quá trình đúc khuôn đúc
Ưu nhược điểm của quy trình đúc áp lực
Đúc áp lực có ưu điểm gì?
- Đúc áp lực tạo ra sản phẩm có bề mặt đúc nhẵn, mịn, bóng cùng độ chính xác rất cao.
- Dễ dàng điều chỉnh kích thước bề dày thành vật liệu đúc, có thể làm vật liệu đúc mỏng đến 1,5 mm.
- Đúc được các loại lỗ chi tiết với kích thước nhỏ.
- Vật liệu đúc lực tốt, hạn chế tối đa khả năng bị rỗ hay chịu lực kém do mật độ vật chất cao.
Đúc áp lực có nhược điểm gì?
- Do chịu áp lực trong quá trình làm rắn, nên phương pháp này không dùng được thao khiến cho hình dạng của các lỗ không được đồng đều và chính xác.
- Chịu áp lực cao nên khuôn mẫu nhanh bị mài mòn.
Đối với trường hợp làm rắn kim loại lỏng bằng áp lực cao, quy trình diễn ra như sau: Khi rót hợp kim lỏng vào khuôn mẫu, Pit tông thực hiện công việc ép hợp kim lỏng xuống, hợp kim lỏng sẽ theo áp lực mà đi đến các phần chi tiết của khuôn mẫu.
Thiết kế của khuôn đúc có hai cơ cấu là cơ cấu tĩnh và cơ cấu động, khi đúc xong vật liệu cơ cấu động sẽ hỗ trợ lấy khuôn ra. Cơ cấu tĩnh sẽ hỗ trợ lấy phần hợp kim thừa khỏi miệng xi lanh của pit tong. Sau đó hành trình đúc khuôn áp lực lại tuần hoàn và tiếp tục.
Vui lòng liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP QUANG TRUNG
- Địa chỉ văn phòng đại diện tại: Lô 33 Biệt thự 4 Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội
- Điện thoại: 0379645086
- Email: tapdoanquangtrunggroup@gmail.com