Cổng trục dầm đôi

Cổng trục dầm đôi được xem là thiết bị nâng hạ, di chuyển hàng hoá, vật nặng hàng đầu hiện nay. Cổng trục dầm đôi đem đến nhiều ưu điểm vượt trội về mặt tính năng, lợi ích từ quá trình sử dụng cũng như ứng dụng thực tế. 

Cổng trục và cổng trục dầm đôi là gì?

- Cổng trục nói chung và cổng trục dầm đôi nói riêng đều là thiết bị nâng hạ trọn bộ được thiết kế theo kiểu cổng. Thiết bị cho phép vừa có thể nâng hạ vừa có thể di chuyển vật nặng trên đường ray trong phạm vi làm việc của máy. Cổng trục ra đời nhằm mục đích nâng hạ và di chuyển hàng hóa có trọng lượng lớn, kích thước cồng kềnh từ nơi này sang nơi khác mà không tốn nhiều công sức.

- Cổng trục được phân loại theo nhiều cách khác nhau như phân loại theo thiết kế, phân loại theo tên gọi, phân loại theo khẩu độ, phân loại theo tải trọng… Cách gọi cổng trục dầm đôi đường phân loại theo kết cấu dầm. Thiết bị còn được gọi với tên cổng trục dầm kép hoặc cổng trục hai dầm.

- Ngoài cổng trục hai dầm thì hiện nay còn có cổng trục dầm đơn (cổng trục một dầm). Sở dĩ thiết bị có tên như vậy là do kết cấu gồm hai dầm chính được đặt song song với nhau. Hai dầm chính có cấu tạo, vật liệu thi công cho đến kích thước đều giống hệt nhau. 

Cổng trục dầm đôi

Đa dạng tải trọng của cổng trục dầm đôi

- Trên thực tế khách hàng có thể lựa chọn cổng trục dầm đôi với nhiều tải trọng khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng thực tế. Kết cấu cơ bản của thiết bị sử dụng đồng thời hai dầm chính nên có khả năng chịu lực tốt hơn, tải trọng nâng hạ, di chuyển vật nặng cũng cao hơn so với cổng trục dầm đơn.

- Minh chứng thể hiện qua thiết bị được cung cấp thực tế trên thị trường. Cổng trục dầm đơn chủ yếu được cung cấp với tải trọng 1 tấn, 3 tấn, 3 tấn, 5 tấn, 7,5 tấn, 10 tấn cho đến 15 tấn. Trong khi đó cổng trục hai dầm có tải trọng nhỏ nhất cũng là loại 5 tấn.

- Ngoài ra còn có cổng trục dầm đôi 10 tấn, 15 tấn, 20 tấn, 30 tấn, 50 tấn… Nếu khách hàng yêu cầu thì có thể lắp đặt loại cổng trục chuyên dụng với tải trọng lên đến 500 tấn. Tương ứng với từng tải trọng, khách hàng còn có thể lựa chọn cổng trục với khẩu độ khác nhau như 5 m, 10 m, 15 m, 20 m...

Đa lựa chọn qua cấu tạo của cổng trục dầm đôi

- Cổng trục hai dầm được thiết kế với hai chân đứng hơi chéo. Phía trên cao là xà ngang vắt qua tạo thành hình ảnh của một chiếc cửa cổng đơn giản. 

Đặc điểm chân cổng trục

- Phần chân của cổng trục phía trên được bắt bu lông, bản mã chắc chắn với thanh (đòn) treo của dầm chính, phía dưới bắt bu lông, bản mã với dầm biên (chân chạy) của cổng trục. Tùy theo nhu cầu mà khách hàng có thể lựa chọn cổng trục chữ A, cổng trục chân dê hoặc cổng trục long môn… Sự khác biệt của các loại cổng trục này đến từ thiết kế và mục đích sử dụng. 

- Ví dụ như cổng trục chữ A được thiết kế với chân cổng trục đối xứng nhau tạo thành hình chữ A. Hai chân của mỗi bên cổng trục tạo hình chéo với mục đích phân tán trọng lực giúp cổng trục có thể chịu được tải trọng lớn. Trong khi đó cổng trục chân dê lại bao gồm bốn chân cổng trục xếp đối xứng với nhau tạo thành hình chữ nhật. 

- Thiết bị này có khả năng chịu lực cao hơn so với cổng trục chữ A. Bộ phận chân của cổng trục còn có thể phân loại thành cổng trục một chân cứng, một chân mềm; cổng trục hai chân cứng; cổng trục có công soon hai bên; cổng trục có công soon một bên; bán cổng trục.

Đặc điểm của dầm chính và pa lăng

- Điểm khác biệt của cổng trục dầm đôi với cổng trục dầm đơn thể hiện trực tiếp thông qua số lượng dầm chính. Thiết bị này sở hữu đồng thời hai dầm chính bố trí song song với nhau. Dầm chính và dầm biên được liên kết vuông góc với nhau bằng bulông.

- Việc bố trí pa lăng theo dạng blog đặt ngồi trên khung đỡ, khung đỡ có kết cấu bốn bánh xe chịu tải giúp cổng trục có thể di chuyển, nâng hạ hàng hóa theo ý muốn của kỹ thuật viên điều khiển. Bánh xe của palăng được dẫn động bằng động cơ. Ngoài ra còn có các phụ kiện đồng bộ đi kèm hỗ trợ hoạt động của cổng trục.

- Dầm chính, palăng cũng như đặc điểm về nơi sử dụng ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn khẩu độ cho cổng trục. Khách hàng có thể đa dạng hóa lựa chọn của mình thông qua khẩu độ ngang, chiều dài đường ray di chuyển. Toàn bộ cổng trục dầm đôi phải được sơn bằng sơn chống gì để có thể vừa hoạt động trong nhà, vừa sử dụng được ngoài trời.

Đa dạng về phụ kiện cổng trục dầm đôi

- Khách hàng có nhiều lựa chọn cho cổng trục thông qua các phụ kiện kèm theo. Điển hình như tủ điện và các bộ phận nguồn điện; tay điều khiển cầu trục gồm loại có dây và loại không dây; bánh xe của cổng trục; rulo cuốn cáp lò xo; ru lô quấn nhả cáp kiểu đối trọng, cáp cấp điện cổng trục; tay trang điều khiển...

- Các bộ phận chính, phụ kiện của cổng trục cần có sự đồng bộ và được lắp đặt chính xác. Như vậy cổng trục mới có thể hoạt động hiệu quả, an toàn với người điều khiển.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Công Nghiệp Quang Trung, với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ và tư vấn cẩu trục nhà xưởng phù hợp với mục đích sử dụng. 

Vui lòng liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết:

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP QUANG TRUNG

Địa chỉ văn phòng đại diện tại: Lô 33 Biệt thự 4 Bán đảo Linh Đàm Hoàng Mai, Hà Nội

Điện thoại: 0379645086

Email: tapdoanquangtrunggroup@gmail.com

Scroll