Tổng giám đốc Nguyễn Tăng Cường "Tôi từng có thời gian đi thu gom sắt vụn"

Xuất thân từ vùng đất hiếu học Ninh Bình, Nguyễn Tăng Cường mang trong mình niềm đam mê với cơ khí từ cái thời cơ khí trong nước vẫn còn lạ lẫm nhiều

Năm 1992, ông Cường thành lập Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung chỉ với vỏn vẹn 9 thành viên. Ban đầu đem sản phẩm đi chào hàng, nhiều người không tin và cho rằng chỉ có nước ngoài mới làm được. Ông Cường đã nghĩ ra cách bán chịu sản phẩm cho các nhà máy công nghiệp "không tốt không lấy tiền". Thực tế cho thấy, các sản phẩm làm từ sắt thép vụn của ông Cường giá rẻ mà chất lượng còn ưu việt hơn cả hàng ngoại, được nhiều nhà máy đưa vào sử dụng.
 
Niềm đam mê với cơ khí khởi đầu với thực tiễn đi gom sắt vụn
 
Ông Cường tâm sự:
"Trước khi được gọi là vua thép, tôi từng có thời gian đi gom sắt vụn", ông kể rằng trước thời chiến tranh, nhiều công trình bị phá hủy, bị nhấn chìm xuống phía lòng sông. Được sự chỉ đạo của UBND tỉnh Ninh Bình, Đoàn thanh niên của tỉnh đi cắt phá, thu gom toàn bộ sắt vụn này để giải phóng lòng sông, khơi thông dòng chảy. Phần nổi của cầu được lực lượng thanh niên dùng oxy gas cắt gọn, nhưng phần sắt thép chìm dưới bùn không có cách nào lấy lên được.
Tổng giám đốc Nguyễn Tăng Cường thường xuyên thăm hỏi các anh em kĩ sư trong nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ tại Quảng Ninh
 
Chả là thời chiến tranh, nhiều công trình cầu cống bị bom mìn phá hủy, nhấn chìm xuống sông. UBND tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo Ðoàn thanh niên đi cắt phá, thu gom sắt thép để giải phóng lòng sông. Phần “Tôi đứng ra thuê 2 xà lan, cho hàn kín mặt boong và đánh chìm xuống nước. Sau đó thuê thợ lặn lấy cáp buộc vào cầu rồi bơm nước ra để cho xà lan nâng cầu lên. Bằng phương pháp này, cả 3 cây cầu đều được tôi trục vớt thành công”– ông Cường kể.
 
Hiểu lầm tới mức suýt ngồi tù
 
6 tháng sau khi trục vớt 3 cây cầu chìm, bỗng nhiên ông bị cán bộ công an đến lập biên bản và có khả năng truy tố về hành vi “Phá hoại tài sản xã hội chủ nghĩa”. Sau đó, cơ quan công an lên xin ý kiến Bộ GTVT thì được ông Bùi Danh Lưu, Bộ trưởng Bộ GTVT lúc bấy giờ chỉ đạo phải cấp bằng khen chứ không phải buộc tội ông Cường. Ông Bùi Danh Lưu cho rằng, ông Cường đã giải phóng được ách tắc giao thông đường thủy, trong khi Bộ GTVT bế tắc phương án giải quyết. Kể từ đó, ông Cường được gắn với biệt danh “vua cầu”.
 
Mới đây, ông được Bộ GTVT giao cho thực hiện hàng chục cây cầu để giải quyết ách tắc giao thông ở Hà Nội và TP HCM. Ngoài ra ông và tập thể kỹ sư của Xí nghiệp còn nghiên cứu chế tạo những chiếc cầu treo có tuổi thọ trên 25 năm, góp phần thúc đẩy an sinh xã hội ở vùng sâu, vùng xa trên cả nước. Với thành tích đó, ngày 14/11/2015, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho cá nhân ông.
 
Tổng giám đốc Nguyễn Tăng Cường trực tiếp theo dõi tiến độ sản xuất và lắp ráp cẩu trục cho dự án Nhà máy thủy điện Sơn La
 
Đến nay Xí nghiệp cơ khí Quang Trung gần như chiếm vị trí độc quyền trong công nghệ sản xuất cần cẩu siêu trường, siêu trọng “made in Việt Nam”, chuyên cung cấp cho các ngành đóng tàu, thủy điện, dầu khí..., với giá thành chỉ bằng 70% so với nhập ngoại.
 
Với những công trình để đời, đến giờ chẳng ai còn nhớ một ông Cường sửa xe đạp, hay ông Cường thu gom sắt vụn nữa, mà là Cường “vua cần cẩu” sở hữu tới 18 nhà máy, trung tâm công nghệ, trường dạy nghề tại nhiều tỉnh thành và quản lý gần 1.500 cán bộ, công nhân.
 
- Theo Báo Tiền Phong -
 
Scroll