(Dân trí) - Ông là một trong những người “khùng” hiếm hoi khiến nhiều nhà khoa học, nhà quản lý thán phục vì những công trình sáng tạo "khủng"; cũng là một doanh nhân thành đạt. Nhưng đằng sau ánh hào quang doanh nhân là sự nhọc nhằn trong từng giấc ngủ.
Những giấc ngủ không trọn vẹn của “Vua thép”
Ông Cường (phải) trao đổi công việc với cán bộ kỹ thuật trong quá trình sản xuất
Anh hùng lao động Nguyễn Tăng Cường là cái tên gắn liền với câu chuyện về chiếc cần cẩu lớn nhất Việt Nam (sức nâng 1.200 tấn) phục cho c vụông trình thủy điện Sơn La đi vào vận hành hồi 8/2010.
Khi chiếc rotor khổng lồ có trọng lượng 1.000 tấn - trái tim của tổ máy số 1 - đã được lắp đặt thành công, vị Tổng Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung và tập thể cán bộ của nhà máy đã trào nước mắt hạnh phúc sau bao ngày vất vả. Thành công này đánh dấu một cột mốc quan trọng của công trình Thủy điện Sơn La trên con đường tiến tới phát điện tổ máy đầu tiên cuối năm 2010.
Để đến được với thành công đó, ông Cường đã phải trải qua một hành trình cam go với nhiều thách thức tưởng như không thể vượt qua. Nếu công trình thất bại, toàn bộ cửa đập sẽ vỡ tung, nước lũ tràn xuống hạ lưu đe dọa tính mạng 25 triệu người dân đang sinh sống. Nhưng bằng thực tế, ông đã chứng minh trước hội đồng khoa học quốc gia: Chiếc cần cẩu siêu trọng của ông sẽ đảm bảo vận hành 100% an toàn.
Mới đây, với cụm công trình "Ứng dụng 5 giải pháp KHCN chế tạo các loại thiết bị nâng hạ tại Việt Nam", cá nhân ông Cường được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Trăn trở, sâu sát với công việc trong từng khâu nhỏ nhất
Liên tục di chuyển như con thoi để điều hành, kiểm tra 2 tổ hợp công nghiệp quy mô lớn trên 1.000 ha tại Ninh Bình và Quảng Ninh, ông Cường không giấu diếm sự lo lắng trong thời điểm kinh tế cả nước gặp nhiều khó khăn, sản xuất khắp nơi đình trệ hoặc thu hẹp. Chỉ vào những tấm thép nằm chồng chất dưới chân công trình, ông Cường cho biết, đơn đặt hàng về cần cẩu trọng tải lớn hiện rất hiếm hoi.
Gánh nặng và trách nhiệm phải bảo đảm đời sống của hàng nghìn cán bộ lao động khiến vị thủ lĩnh nhiều đêm mất ngủ. Nhưng đây không phải là lần đầu ông Cường đối mặt với khó khăn, không phải ngẫu nhiên ông được gọi là “Vua thép”. Nhiều năm trước, ông đã từng mất trắng tài sản với ý tưởng: thép chịu nhiệt - sản phẩm chịu được nhiệt độ tới 1.200 độ nhưng vẫn cứng, bền, chịu được va đập.
Hiện tại xí nghiệp vẫn vận hành đều đặn, không có cảnh công nhân rảnh tay. Những dây chuyền máy móc hiện đại vẫn đều đặn cho ra những sản phẩm phục vụ ngành công nghiệp trong nước.
Bỏ nghìn tỷ tiền túi mong phát triển khoa học nước nhà
Nhận thấy rõ tầm quan trọng của KHCN trong sự phát triển, từ năm 2009, ông Cường đã mạnh tay đầu tư phát triển hệ thống Trung tâm Công nghệ cao, xây dựng phòng thí nghiệm kiểm định, kiểm nghiệm thiết bị nâng hạ siêu trường, siêu trọng…
“Được sự chỉ đạo của Bộ KH&CN dự án về trung tâm nghiên cứu Công nghệ cao cũng đã được Xí nghiệp triển khai. Tuy nhiên, do những bất cập trong chính sách cấp duyệt kinh phí, phân bổ tài chính đầu tư cho khoa học nên Trung tâm hiện vẫn chưa thể đi vào hoạt động…”- ông Cường ưu tư.
Không nản lòng, ông Cường vẫn tiếp tục thử sức mình khi đi sâu vào lĩnh vực đóng tàu với một ý tưởng chưa ai nghĩ tới: xây dựng cảng biển nổi nước sâu đa năng đầu tiên ở Việt Nam. Hiện, mỗi cảng biển trong nước phải đầu tư khoảng 2 tỉ USD, nhưng chỉ là cảng nhỏ, chỉ tiếp nhận được tàu 3 vạn tấn nên chưa có sức cạnh tranh.
“Nguyên nhân do ta không có cảng biển nước sâu, tàu lớn không thể vào được. Nhưng về nguyên tắc, muốn có cảng nước sâu phải xây dựng ở vị trí mực nước sâu trên 15m trở lên. Cái khó là các cảnhg biển của ta lại không đáp ứng được yêu cầu về độ sâu như vậy. “Khó ló cái khôn”, sau đó tôi chợt nghĩ: tại sao lại không làm cảng nổi. Cảng nổi này có thể tiếp nhận tàu 100.000 tấn. Nhưng ý tưởng của tôi liều lĩnh quá, không ai dám ủng hộ. Vậy là tôi tự bỏ vốn ra làm cảng nổi, nếu được sẽ cống hiến cho đất nước, không được tôi chịu rủi ro một mình” - ánh mắt ông ánh lên sự quyết tâm.
Cảng nổi nghìn tấn đang trong quá trình hoàn thiện tại Quảng Ninh
Nói là làm, ngay trong tháng 10 này, chiếc cảng nổi đầu tiên của ông Cường sẽ được đưa vào vận hành tại khu vực cảng Hải Hà, Quảng Ninh, với tổng kinh phí đầu tư lên tới trên 1.300 tỉ đồng. Doanh nhânh này lại có thêm biệt danh “Vua liều”. Nhưng theo ông, nếu ngành này phát triển được sẽ giải quyết việc làm cho hàng triệu người, bảo vệ được cả biển Đông, phát triển được công nghiệp phụ trợ đồng thời cứu được ngành đóng tàu, làm sống lại nhiều lĩnh vực đang chết theo.
Chưa dừng lại, “Vua liều” vẫn đang tiếp tục với ý tưởng lợi dụng sóng biển để phát năng lượng. Thế giới đã lao vào biển, ném xuống biển nhiều tỉ USD, nhưng tới nay vẫn chưa có quốc gia nào, nhà khoa học nào thành công trong việc làm ra điện từ sóng biển để đưa vào thương mại, mà chỉ thành công về mặt khoa học. Nhưng điều đó không khiến nhà khoa học tay ngang này “ngán”. Khoản vốn hơn 30 tỷ đồng.
Nguồn: Dân trí 2012