Hoàn thành 4 cầu treo trong đề án xây dựng cầu dân sinh tại tỉnh Quảng Ninh

Cả 4 cầu treo dân sinh tại tỉnh Quảng Ninh gồm Cầu treo Co Mười, xã Hà Lâu (Tiên Yên), cầu treo Loỏng Toỏng (xã Thanh Sơn, Ba Chẽ), cầu treo Khu Năm Gian nối hai xã Đại Bình - Dực Yên (Đầm Hà), cầu Pắc Phe, xã Lục Hồn (Bình Liêu)  do Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung thi công đã được hoàn thành, tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân trên địa bàn.

Hoàn thành 4 cầu treo trong đề án xây dựng cầu dân sinh tại tỉnh Quảng Ninh

Thực hiện Đề án 186 cầu treo dân sinh (giai đoạn I) trên địa bàn 28 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên của Bộ GT-VT, Quảng Ninh có 4 địa phương được triển khai xây dựng cầu treo là Tiên Yên, Ba Chẽ, Đầm Hà, Bình Liêu. Cả 4 cầu treo này đều do Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung tiến hành khảo sát, thi công.

Cầu treo Co Mười, xã Hà Lâu (Tiên Yên) có chiều dài 110m, rộng 2m; cầu treo Loỏng Toỏng, xã Thanh Sơn (Ba Chẽ) có chiều dài 110m, rộng 2m; cầu treo Khu Năm Gian nối hai xã Đại Bình - Dực Yên (Đầm Hà) có chiều dài 70m, rộng 2m. Cầu treo Pắc Phe có chiều dài 80m, rộng 2m. Cả 4 cây cầu đều được thiết kế theo kiểu cầu treo dây võng. Hệ thống trụ cầu, mố cầu bằng bê tông cốt thép, hệ thống mặt cầu bằng rầm thép, cáp treo bằng thép chịu lực.

Sau khi đi vào hoạt động, cầu sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sống đồng bào nơi đây.

 + Về đời sống, kinh tế: Người dân đã có thể đi lại, vận chuyển hàng hóa, giao thương hàng ngày bằng phương tiện hiện đại hơn là xe máy (trước đây phải đi bộ, gùi hàng) đến những bản, những làng xa xôi, hẻo lánh nhất mà trước đây bị cô lập trong mùa mưa lũ. 

 + Về văn hóa: Nhờ có cầu treo dân sinh, người dân các làng, bản trước đây có cuộc sống tách biệt hoặc chỉ biết đến nhau tại các phiên chợ đã có thể thường xuyên giao lưu qua lại tạo thành mối liên kết cộng đồng rộng lớn hơn. Sách, báo, văn hóa phẩm đã được thường xuyên đưa về tận làng bản xa xôi làm cho hiểu biết của người dân về xã hội, chủ chương chính sách của Đảng, nhà nước ngày càng được nâng cao. Người dân vùng sâu, vùng xa có điều kiện dễ dàng hơn trong việc tiếp cận, tham gia các hoạt động văn hóa cộng đồng để từ đó nâng cao được tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc.

 + Về y tế: Các y bác sỹ đã có thể tiếp cận dễ dàng hơn người dân sinh sống tại các bản làng xa xôi, heo lánh, thường xuyên bị cô lập trong mùa mưa lũ để khám chữa bệnh. Những bệnh nhân bị những bệnh hiểm nghèo, những phụ nữ trong lúc sinh đẻ đã có thể được kịp thời đưa đến những bệnh xá, bệnh viện để cứu chữa, không còn tình trạng phải thiệt mạng đáng tiếc do không có đường, phương tiện vận chuyển.

 + Về giáo dục: Nhờ có cầu treo dân sinh, các em học sinh đã có thể đến trường, không phải nghỉ học trong mùa mưa lũ; các thầy cô giáo đã có thể đến trường thuận lợi hơn, có thể đến tận nhà các em học sinh để thăm hỏi, chăm sóc, đôn đốc học hành cho các em.   

Cả 4 cầu treo dân sinh tại tỉnh Quảng Ninh gồm Cầu treo Co Mười, xã Hà Lâu (Tiên Yên), cầu treo Loỏng Toỏng (xã Thanh Sơn, Ba Chẽ), cầu treo Khu Năm Gian nối hai xã Đại Bình - Dực Yên (Đầm Hà), cầu Pắc Phe, xã Lục Hồn (Bình Liêu)  do Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung thi công đã được hoàn thành, tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân trên địa bàn.

Một số hình ảnh cầu treo:

Cầu treo Co Mười, xã Hà Lâu (Tiên Yên) có chiều dài 110m, rộng 2m

Cầu treo Pắc Phe có chiều dài 80m, rộng 2m

Scroll