10:01 - 20/11/2023
1038
Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung là đơn vị uy tính được liên danh Alstom lựa chọn để thiết kế, chế tạo Cầu trục gian máy EOT - SA LVL công suất nâng 213/30/2x7.5 tấn cung cấp cho dự án Thủy điện Thác Mơ mở rộng. Sáng ngày 5/7/2014, tại xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, Công ty CP Thủy điện Thác Mơ (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Mơ (mở rộng), nâng công suất Nhà máy từ 150 MW lên 225 MW, bổ sung cho hệ thống điện quốc gia 52 triệu kWh mỗi năm. Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đến dự và phát lệnh khởi công dự án.
Dự án Thủy điện Thác Mơ mở rộng
Công trình thủy điện Thác Mơ nằm trên thượng nguồn sông Bé, thuộc địa phận 3 huyện, thị (thị xã Phước Long, huyện Bù Đăng và huyện Bù Gia Mập) tỉnh Bình Phước, Công trình cách thành phố Hồ Chí Minh về phía Tây Nam 170 km, đây là bậc thang trên cùng của tổng sơ đồ khai thác năng lượng của lưu vực sông Bé. Nhiệm vụ chủ yếu của Công trình thủy điện Thác Mơ là cung cấp điện cho hệ thống điện miền Nam ở giai đoạn 1995-2000 và đến nay thì đã được hòa vào lưới điện của Quốc gia, với công suất lắp máy 150 MW và công suất đảm bảo 50-55MW, điện lượng trung bình hàng năm khoảng 600 triệu kW.h. Ngoài ra, chế độ điều tiết của Nhà máy thủy điện Thác Mơ sẽ tạo nguồn nước cho tưới tiêu và sinh hoạt đối với khu vực hạ du sông Bé - Phước Hòa - Thành phố Hồ Chí Minh, với lưu lượng mùa khô 56m3/s. Thủy điện Thác Mơ khởi công xây dựng từ cuối năm 1991 và đi vào hoạt động từ giữa năm 1995.
Lễ khởi công dự án Thủy điện Thác Mơ mở rộng
Sáng ngày 5/7/2014, tại xã Đức Hạnh, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, Công ty CP Thủy điện Thác Mơ (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Mơ (mở rộng), nâng công suất Nhà máy từ 150 MW lên 225 MW, bổ sung cho hệ thống điện quốc gia 52 triệu kWh mỗi năm. Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đến dự và phát lệnh khởi công dự án.
Dự án Thủy điện Thác Mơ mở rộng là dự án thủy điện hạn chế tối thiểu các tác động về môi trường, đất đai và xã hội từ các hoạt động thi công đến vận hành. Đây là một giải pháp kinh tế quan trọng, không chỉ đóng góp một sản lượng điện cho miền Nam từ cuối năm 2017 mà đặc biệt còn có vai trò phủ đỉnh trong trường hợp hệ thống thiếu công suất đỉnh.
Dự án được Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho vay ưu đãi. Hiệp định vay vốn cho Dự án được ký giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản ngày 31/3/2004.
Tổng mức đầu tư của dự án là 1.588 tỷ đồng, trong đó vốn vay ODA của JICA là 5,972 tỷ Yên chiếm 85% vốn. Phần còn lại là vốn đối ứng của Công ty CP thủy điện Thác Mơ.
Liên doanh Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn và Công ty CP xây dựng công trình ngầm là nhà thầu thi công xây dựng công trình. Liên danh Viện nghiên cứu cơ khí và Công ty CP Lilama 45.4 là nhà thầu cung cấp và lắp đặt thiết bị cơ khí thủy công. Nhà thầu cung cấp và lắp đặt thiết bị cơ điện là liên danh Alstom Ấn Độ và Alstom Pháp.Dự án khi hoàn tất sau 36 tháng từ ngày khởi công với điện lượng 46 triệu kWh/năm.
Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung là đơn vị uy tính được liên danh Alstom lựa chọn để thiết kế, chế tạo Cầu trục gian máy EOT - SA LVL công suất nâng 213/30/2x7.5 tấn cung cấp cho dự án Thủy điện Thác Mơ mở rộng.
Cận cảnh công đoạn lắp đặt Cầu trục gian máy EOT do tập đoàn Quang Trung cung cấp