10:01 - 20/11/2023
899
Dự án xây dựng nhà máy Thủy điện Se San 3 là công trình Thủy điện lớn thứ 3 trên sông Sê San, huyện Chưphảh, tỉnh Gia Lai. Với tổng mức vốn đầu tư là 4000 tỷ đồng, dự trù tiến độ xây dưng dự án là 5 năm từ 2001 - 2006.
Dự án Thủy điện Se San 3
“Mốc son chói lọi” khẳng định vị thế đơn vị chế tạo thiết bị nâng hạ số 1 của Quang Trung
Vỏn vẹn 2 tháng hoàn thành xong chiếc cần cẩu cỡ lớn tải trọng 500 tấn đầu tiên tại Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung đã cứu cánh cho dự án Thủy điện Se San 3 thoát khỏi nỗi ám ảnh chậm tiến độ do sự “trễ nải” của đối tác gây ra.
Hình ảnh thiết bị nâng hạ của Tập đoàn Quang Trung trên đập thủy điện Sê San
Dự án xây dựng nhà máy Thủy điện Se San 3 là công trình Thủy điện lớn thứ 3 trên sông Sê San, huyện Chưphảh, tỉnh Gia Lai. Với tổng mức vốn đầu tư là 4000 tỷ đồng, dự trù tiến độ xây dưng dự án là 5 năm từ 2001 - 2006.
Cẩu trục Quang Trung thực hiện thi công
Thủy điện Se San 3 và bài học đắt giá về sự chủ quan
Dự án xây dựng nhà máy Thủy điện Se San 3 là công trình Thủy điện lớn thứ 3 trên sông Sê San, huyện Chưphảh, tỉnh Gia Lai. Với tổng mức vốn đầu tư là 4000 tỷ đồng, dự trù tiến độ xây dưng dự án là 5 năm từ 2001 - 2006.
Năm 2005, giữa lúc dầu sôi lửa bỏng hoàn thành dự án Thủy điên Se San 3 cho kịp tiến độ thì phía đối tác nước ngoài đột nhiên thông báo lùi ngày giao hàng thiết bị cần cẩu đến hơn một năm. Ngay lúc này, chủ đầu tư - Tập đoàn điện lực Việt Nam và toàn bộ đội ngũ công nhân viên chỉ biết chờ đợi trong bế tắc, tiền lỗ do lãi suất từ ngân hàng ngày một tăng, gây thiệt hại hàng tỉ đồng mỗi ngày.
Sự chủ quan và không có kế hoạch dự trù đã khiến toàn bộ dự án có nguy cơ chậm tiến độ đến 2 năm. Các phương án tối ưu nhất được ban quản lý dự án và chủ đầu tư mang ra cân đo đong đếm:
- Lựa chọn một doanh nghiệp nước ngoài khác đặt hàng thiết kế, chế tạo khẩn cấp thiết bị nâng hạ 500 tấn, thế nhưng, do chỉ đặt hàng đơn chiếc, nên với thủ tục nhập khẩu rườm rà, khả năng mòn mỏi chờ đợi chiếc cần cẩu về đến Việt Nam là rất lớn,
- Lựa chọn doanh ngiệp chế tạo trong nước là một ý kiến không tồi. Nhưng, năm 2005 lại là thời kỳ đỉnh điểm của lạm phát, giá thành hàng hóa, nguyên vật liệu lên cao chóng mặt, chưa kể một số đơn vị phải nhập khẩu Thép chuyên dụng từ nước ngoài về để chế tạo cần cẩu.
=> Liệu nên tiếp tục chờ đợi phía đối tác cũ giao hàng chậm hay vẫn kiên trì trưng cầu giải pháp giúp dự án Thủy điện Se San 3 thoát khỏi bế tắc. Đâu mới là hướng đi đúng đắn cho dự án ngay lúc này?
Cầu trục Quang Trung 250 tấn tại thủy điện Sê San 3
Đánh cược để khẳng định vị thế đơn vị chế tạo cần cẩu số 1 Việt Nam
Có thể nói, chiếc cần cẩu 500 tấn để so với thời điểm hiện tại thì không hẳn là lớn. Nhưng so với thời điểm khi ấy, thì thực sự là chưa có một doanh nghiệp nào dmas đứng ra chế tạo hay nhận dự án này Thủy điện Se San 3.
Thời điểm đó, Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung vẫn còn là xí nghiệp cơ khí Quang Trung, dưới sự dìu dắt của Tổng giám đốc Nguyễn Tăng Cường đơn vị đã rất nổi tiếng trong ngành chế tạo Thép, thậm chí, ông Cường còn được các đồng nghiệp trong ngành ngưỡng mộ phong tăng danh hiệu “Vua thép”.
Với kinh nghiệm 10 năm chế tạo cần cẩu tải trọng trung bình, dự án Thủy điện Se San 3 vừa là cơ hội và cũng là thách thức để Quang Trung một lần nữa làm lên tên tuổi, khẳng định chính mình trong ngành chế tạo cần cẩu.
Để giành được dự án thầu này, đơn vị đã chứng minh thực lực và khả năng của mình thuyết phục nhà đầu tư, cụ thể như sau:
- Quang Trung đã có kinh nghiệm chế tạo hàng chục chiếc cần cẩu mỗi năm với tải trọng nâng hạ dao động từ 5 - 100 tấn.
- Quang Trung có tiềm lực về con người và cơ sở vật chất hiện đại. Đội ngũ nhân viên kỹ sư, thợ bậc cao đều được đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng công nghiệp nổi tiếng. Luôn có sự cố vấn, đào tạo từ các chuyên gia nước ngoài như Nga, Đức, Nhật Bản.
- Quang Trung tiền thân là cơ sở sản xuất thép đặc chủng, vậy nên đơn vị không phải mất thời gian và tiền bạc để nhập khẩu thép từ nước ngoài, dẫn đến giá thành sản phẩm luôn thấp hơn hẳn so với các đơn vị khác.
- Sở hữu hệ thống tàu thuyền hiện đại chuyên vận chuyển thiết bị đến địa điểm lắp đặt. Rút ngắn quá trình vận chuyển truyền thống bằng đường bộ.
Bằng những minh chứng trên, Quang Trung nhận được sự tin tưởng và niềm hi vọng mạnh mẽ từ phía Ban quản lý dự án thủy điện 4 trực thuộc chủ đầu tư Tập đoàn điện lực Việt Nam - EVN. Bản hợp đầu thầu dự án nhà máy Thủy điện Se San 3 chính thức được kí kết, nhiệm vụ của đơn vị là chế tạo nhanh và khẩn cấp cầu trục kép tải trọng 2x250/80+10 tấn, Lk=18m nhưng vẫn cần đảm bảo chất lượng để phục vụ xứ mệnh đẩy nhanh tiến độ dự án.
Vậy là sau hai tháng ròng rã, với bao mồ hôi, nước mắt ngày đêm chế tạo của đội ngũ Công nhân viên Cơ khí Quang Trung. Chiếc cần cẩu tải trong 500 tấn đã hoàn thành trong niềm vui và hân hoan không chỉ của đơn vị mà còn của cả ngành cơ khí chế tạo Việt Nam.
Là chiếc cần cẩu có tải trọng lớn nhất lúc bấy giờ, Quang Trung đã thổi bùng ngọn lửa phát động thi đua, tiến tới làm chủ công nghệ, đưa đất nước phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ Chính Phủ.
Thế nhưng, thách thức vẫn không dừng lại đối với Quang trung, nhà máy Thủy điện Se San 3 không may nằm ở khu vực địa lý vô cùng phức tạp, với hơn 33km đường đèo và khoảng 200 khúc cua thì lựa chọn vận chuyển bằng đường bộ thiết bị nâng hạ siêu trọng lượng này thực sự là một điều nan giải.
Nhưng trong cái rủi lại có cái may, với hệ thống vận chuyển đường thủy mạnh mẽ và hiện đại. Quang Trung đã kịp thời vận chuyển thiết bị cần cẩu 500 tấn đến công trường Thủy điện Se San 3 một cách nhanh chóng, giúp dự án đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thành sớm 1 năm. Tiết kiệm hàng trăm tỉ đồng cho ngân sách nhà nước.
Mốc son "vua cần cẩu Việt Nam" từ chiếc cẩu trục 500 tấn
Thành tích đạt được của Quang Trung sau “cú đúp” quan trọng từ Thủy điện Se San 3
Với chiến tích thành công chế tạo và vận chuyển chiếc cẩu trục 500 tấn, Quang Trung không khỏi nhận được sự ngưỡng mộ từ các đơn vị, doanh nghiệp đồng ngành trong cả nước. Và danh hiệu “ Vua Cần Cẩu” lại một lần nữa được xướng tên ông Nguyễn Tăng Cường.
Ngoài ra, đơn vị còn nhận được hàng loạt các huân chương, bằng khen từ Thủ tướng chính phủ:
- Huân chương lao động hạng nhất về thành tích xuất sắc của doanh nghiệp
- Cúp vàng cho sản phẩm cẩu kép 500 tấn.
- Huy chương vàng vì sự nghiệp đổi mới công nghệ và xúc tiến thương mại: Ông Nguyễn Tăng Cường.
- Siêu cúp Thương hiệu mạnh và phát triển bền vững; Chân dung Bạch Thái Bưởi.
Cùng hàng loạt các giải thưởng danh giá khác.
Kết luận: Hành trình Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung từng đước khẳng định tên tuổi là đơn vị chế tạo thiết bị nâng hạ số 1 Việt Nam luôn gắn liền với phương châm: Dám thách thức - Dám chấp nhận. Với tốc độ phát triển như hiện nay,mục tiêu trong tương lai của đơn vị là tiến tới làm chủ công nghệ chế tạo hiện đại, mang thương hiệu cơ khí Việt Nam ngang tầm Quốc Tế.