10:01 - 20/11/2023
1038
Với thiết kế hiện đại, cầu treo Khe Cam do Tập đoàn công nghiệp Quang Trung xây dựng có tuổi thọ tối thiểu 25 năm - đảm bảo cho phương tiện xe máy, xe thô sơ và người đi bộ đi lại dễ dàng.
Cầu treo Khe Cam - Nối gần những bản xa
Với thiết kế hiện đại, cầu treo Khe Cam do Tập đoàn công nghiệp Quang Trung xây dựng có tuổi thọ tối thiểu 25 năm - đảm bảo cho phương tiện xe máy, xe thô sơ và người đi bộ đi lại dễ dàng.
Hệ thống giao thông của tỉnh Yên Bái tương đối phức tạp với hệ thống sông, suối dày đặc, nhất là địa bàn các xã vùng cao. Nhiều xã, thôn, bản cách sông, cách suối, không có hệ thống cầu dân sinh nên rất khó khăn cho việc đi lại của người dân cũng như thông thương hàng hóa. Cách nhau có vài trăm mét nhưng mỗi khi mưa lũ về là nhiều hộ dân lại bị cô lập hoàn toàn.
Đề án xây dựng cầu treo dân sinh trên phạm vi 28 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung du và Tây Nguyên được Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam triển khai đã góp phần quan trọng giúp người dân đi lại thuận tiện và mở ra cơ hội thoát nghèo cho nhiều địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Cầu treo Khe Cam (xã An Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) có tổng chiều dài 120 mét. Khởi công xây dựng từ tháng 8/2014, sau hơn 6 tháng thi công, cây cầu đã hoàn thành và đưa vào sử dụng trong sự vui mừng khôn xiết của các hộ dân trong xã. Cây cầu là huyết mạch giao thông nối vào 6 thôn gồm: Mảm 1, Khe Cam, Suối Dầm, Khe Quéo, Khe Cạnh và Đá Đen với trên 400 hộ dân sinh sống.
Ông Hoàng Văn Cội - Phó chủ tịch UBND xã cho biết: "Là xã đặc biệt khó khăn, cả xã có 751 hộ. Xã có 12 thôn, bản thì có tới 10 thôn là cách sông, cách suối, hầu hết đều chưa có cầu đi lại. Để qua sông, qua suối, hàng ngày, người dân đã phải làm những chiếc cầu phao, cầu tạm bằng tre nứa để đi, mùa nắng đã đành còn đến mùa mưa lũ thì coi như bị cô lập hoàn toàn".
Nhiều khi có việc quan trọng, gặp mùa mưa lũ, cán bộ xã cũng không thể vào được các thôn, bản mà cán bộ các thôn, bản cũng không thể ra ngoài xã được. Giao thông cách trở khiến nhiều hàng hóa nông sản làm ra không thể tiêu thụ. Cái vòng luẩn quẩn đói nghèo, lạc hậu cứ mãi đeo bám người dân nhiều năm qua. Khổ nhất vẫn là học sinh ngày hai buổi đến trường, nhiều em phải nghỉ học cả tháng trời vì nước lớn không thể qua suối".
Sau khi đi vào hoạt động, cầu sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao đời sống đồng bào nơi đây.